GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP HẬU COVID 19 NGÀNH LÀM ĐẸP

Ông Nguyễn Minh Tuấn – CSO công ty Sachi nhận định nhu cầu ngành làm đẹp vẫn đang trong đà phát triển vì nó dẫn trở thành một công việc thường nhật của mỗi một con người Việt Nam. Nên đây là một thị trường khá lớn cho các doanh nghiệp. Vì vậy, Các doanh nghiệp cần tìm giải pháp cho doanh nghiệp hậu Covid 19 một cách phù hợp nhất với thực trạng cho doanh nghiệp của mình.

Hậu Covid 19 tại Việt Nam, nhiều thương hiệu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc trụ vững để duy trì và phát triển công ty. Và theo báo cáo đánh giá bổ sung tình hình kinh tế – xã hội quý 1 và dự báo thời gian còn lại của năm 2020 vừa được Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng ký vào chiều nay, 6.4. Có gần 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ năm trước), gồm: 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 20,6%; 4.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%). Ngành chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cũng không nằm ngoài vòng xoay của đại dịch toàn cầu này, thế nhưng sau thời gian cách ly rất nhiều cửa hàng làm đẹp ngùn ngụt khách hàng, doanh số các công ty vẫn báo cáo tăng lợi nhuận. Vậy thực hư như thế nào, hãy cùng World Beauty tìm hiểu câu chuyện trong ngành với ông Nguyễn Minh Tuấn, CSO của công ty Cổ phần Mỹ phẩm Sachi, đơn vị đang kinh doanh nhiều dòng Mỹ phẩm trên thị trường trực tuyến tại Việt Nam để để tìm ra giải pháp cho doanh nghiệp hậu Covid 19 một cách phù hợp nhất với thực trạng cho doanh nghiệp của mình.

Nhiều người cho rằng thị trường chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đang bước vào giai đoạn suy thoái, đặc biệt là sau dịch Covid 19, ông nhận định về điều này như thế nào?

Chúng ta có thể thấy được rằng ngày càng có nhiều đơn vị nhảy vào ngành làm đẹp để khai thác miếng bánh thị trường khá lớn này. Điều đó được minh chứng rõ rất qua việc ông trùm bán lẻ nhất nhì tại Việt Nam là FPT cũng đã ra mắt thương hiệu Fbeauty để khai thác ngành công nghiệp tỷ đô tại Việt Nam. Hay tập đoàn Thế Giới Di Động cũng mua lại chuỗi bán lẻ Phúc An Khang về sức khỏe, sắc đẹp. Một trường hợp khác là Pharmacy & Guadian cũng nhảy vào thị trường và đang đứng đầu thị trường chăm sóc sức khỏe và làm đẹp về số lượng cửa hàng trên toàn quốc. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang tấn công, mở rộng và tăng độ phủ của mình trên thị trường. Vậy là mọi người có câu trả lời rồi đấy. Tuy nhiên, nhìn trên mặt con số thì tôi có đọc được một báo cáo của Euromonitor cho biết, thị trường sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tại Việt Nam trị giá 10 tỷ USD (2018) và sẽ tăng trưởng kép 7%/năm trong giai đoạn 2018 – 2023. Tôi cho rằng đây là thị trường cực kỳ phân mảnh khi 14 chuỗi lớn nhất chỉ chiếm 1,4% thị trường.

Cuối năm 2019, FPT Retail đã ra mắt thương hiệu Fbeauty để khai thác thị trường bán lẻ mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Nguồn hình: FBeauty.vn

Có rất nhiều đơn vị thẩm mỹ, cửa hàng mỹ phẩm đóng cửa phải chăng là xu hướng của người dùng đã thay đổi hậu Covid thưa ông?

Chúng ta có thể nhìn thấy trước mắt có rất nhiều cửa hàng của các chuỗi thẩm mỹ nổi tiếng ngừng hoạt động, thế nhưng liệu có do Covid hay không hay do các đơn vị đó kinh doanh chưa hiệu quả từ trước khi có dịch? Và hệ quả dẫn đến cái nhìn của người ngoài vào ngành tưởng chừng ngành làm đẹp đang chịu tác động nặng nề từ Covid. Tôi nghĩ rằng Covid 19 có tác động đến tổng thể nền kinh tế của thế giới thì ngành làm đẹp không thể nào không chịu sự tác động chung toàn cầu ấy. Và dĩ nhiên, xu hướng làm đẹp của người dân Việt Nam cũng đã có sự đổi khác so với trước dịch, tuy nhiên nhìn trên bức tranh chung thì nhu cầu làm đẹp ở thì hiện tại giống như một hoạt động thường nhật của họ, nên để loại bỏ thói quen chăm sóc bản thân là điều khó. Có thể đâu đó nó chỉ dịch chuyển thì hàng xa xỉ xuống phân khúc giá trung bình khá hơn mà thôi.

Theo Former Head Of Marketing Department TTC Hospitality: “Tôi cũng là một trong số hàng triệu khách hàng sử dụng các biện pháp làm đẹp & chăm sóc sức khoẻ của các thương hiệu lớn nhỏ tại Việt Nam. Tôi nhận thấy nhu cầu của tôi và bạn bè tôi vẫn không thay đổi nhiều sau Covid và cả doanh thu tại công ty của tôi vẫn ổn định và tăng trưởng đều qua các tháng, thập chí tháng 4 lại là tháng đỉnh của doanh số trong 6 tháng đầu năm 2020.”

Theo ông đâu là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp trong ngành này?

Tôi nghĩ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành thì khó khăn lớn nhất là bán hàng tức là giữ ổn doanh số hoặc giữ doanh số không về số âm lợi nhuận. Cái tiếp theo là giải quyết lượng hàng hoá tồn kho trong thời gian không kinh doanh được tốt nên dẫn đến chôn vốn, dòng tiền không đủ để xoay sở cho những phương án hay định hướng mới nữa. Và một điều nữa mà ngay cả doanh nghiệp của tôi gặp phải đó chính là chuỗi cung ứng, hiện tại việc c.ấ.m b.iê.n, hạn chế biên trên toàn cầu, đặc biệt đối với công xưởng của thế giới Trung Quốc. Dẫn đến chuỗi cung ứng của doanh nghiệp bị đ.ì.nh tr.ệ, khi chuyển đổi để thích nghi với tình hình d.ịc.h b.ện.h. 

Câu hỏi cuối cùng gửi đến ông: Vậy theo ông các doanh nghiệp về ngành làm đẹp nên làm gì để có thể phát triển sau sự cố dịch bệnh toàn cầu này?

Đây là một câu hỏi khá hay, nhưng nếu thật sự để đến bây giờ mới đặt ra vấn đề doanh nghiệp nên làm gì thì có vẻ doanh nghiệp đó khá thụ động với những biến động liên tục của thị trường. Đối với người làm kinh doanh việc luôn chuẩn bị những phương án và thay đổi liên tục trong những trường hợp bất khả kháng hay kinh doanh bình thường là điều cần thiết của một doanh nghiệp.

Tôi nghĩ việc đầu tiên mà các đơn vị cần làm là xác định lại hậu quả của Covid 19 lên doanh nghiệp của mình là gì? Từ đó mới có những phương án cụ thể cho từng trường hợp, không nên nói chung chung và áp dụng chung chung. 

Tuy nhiên, trên tổng thể, các đơn vị có thể giảm chi phí cho những hạng mục không phát sinh ra doanh thu và không cần thiết, tập trung vào những nhóm sản phẩm, dịch vụ mang lại doanh thu tốt cho công ty để vượt qua giai đoạn khó khăn, tôi nhắc lại là sản phẩm, dịch vụ mang lại doanh thu tốt chứ không phải là sản phẩm dịch vụ chủ chốt của công ty.

Tăng cường các hoạt động kích cầu cho người dùng bằng các chương trình bán hàng, ưu đãi để đẩy dần nhu cầu của khách hàng với các sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp về lại mức cũ. Tập trung vào thị trường nội địa cho những sản phẩm không thể xuất khẩu hoặc khó xuất khẩu. Khai thác triệt để những kênh bán hàng đầu tư nhanh, không cần tốn quá nhiều thời gian xây dựng hệ thống rườm rà, có thể tham khảo như Thương Mại Điện Tử, Bán hàng trực tuyến….

Cắt giảm nhân sự nếu cần thiết và hướng nhân sự multi-task nhiều hơn cho những việc không liên quan đến chuyên môn sức khỏe, tính mạng con người. Tập trung phát triển đội ngũ nhân sự chủ chốt để xây dựng, tạo điều kiện cho chiến lược đưa doanh nghiệp trở lại hoạt động một cách toàn diện.

Cảm ơn ông đã có những chia sẻ rất hữu ích, chúc ông và doanh nghiệp ngày càng phát triển.

World Beauty

Ông Nguyễn Minh Tuấn hiện là CSO Công ty Cổ phần Mỹ Phẩm Sachi, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ và ngành hàng tiêu dùng nhanh, phân mục mỹ phẩm, làm đẹp. Từng là Head Of Marketing Department của TTC Hospitality thành viên của TTC Group và Product Marketing Manager cho chuỗi bán lẻ Top 3 thị trường VTA (Viễn Thông A Ltd.,). Thạc viên hệ MBA chính quy của trường Foreign Trade University.

WORLD BEAUTY CLINIC
TƯ VẤN 24/7 : 096 620 68 68